TRUYỀN KHẨU TRÊN DÒNG KIẾN GIANG

                                                       XUÂN THẠO

1.Chuyện Cồn Nổi nằm ngang. 
Ngày xưa do cuộc sống còn hoang sơ ,dân Lệ thủy ta phương tiện đi lại và làm ăn tốt nhất là thuyền. Dòng Kiến giang xưa thật sự là nguồn thủy sản dồi dào; vì thế dân làm nghề đánh bắt cá rất đông và sử dụng nhiều loại ngư cụ , có loại ngư cụ hiện không còn nhìn thấy nữa. Ngày ấy ngư dân sử dụng phương tiện đánh cá lớn nhất là rớ Bà, rớ rất lớn được đặt trước thuyền lớn, cộng rớ là những cây tre dài như vậy mới cất được cá giữa sông, lủ trẻ con xem thuyền rớ Bà như chiếc tàu vậy. Chuyện rằng vào thời nhà Mạc có nhiều lời đồn thượng nguồn sông Kiến giang là vùng địa linh, nên có nhiều thầy Tàu về xem thế đất tìm huyệt đế vương; Một ngày nọ có một ông già quắc thước khi đến Cồn Nổi, thấy một thuyền rớ Bà đang đánh cá ông gọi xin sang sông. Người đánh cá nói thuyền to rớ công kềnh làm sao mà ghé bờ và nói trêu ông già trời tối gió to, ông có tài thì tôi cho mượn cái thúng mà bơi qua sông, lạ thay ông già cảm ơn và nói rằng ta muốn qua sông bằng thuyền lớn, nếu đi thúng thì ta đã có cái này, rồi lấy nón trên đầu đặt xuống lướt sóng qua sông, khi cặp mạn thuyền ông nói rằng con sông này là vòi phun của con rồng lớn, miệng con rồng là Trốc Vực, rồng phun đén khi nào Cồn Nổi nằm ngang thì dân Lệ thủy được sang lẩn giàu. Xa quê tôi mang theo câu chuyện người xưa kể và thầm mông Cồn Nổi “ nằm ngang” và mỗi lần về quê ngược dòng Kiến giang lên thăm mộ Ông Bà, tôi thường quan sát xem Cồn Nổi nó có nằm ngang chưa? Rồi những năm 80 của thế kỷ trước dân Lệ thủy trúng trầm, vàng, người khai thác cát sạn để nhà cửa đua nhau mọc lên, tôi về quê thấy cồn nổi ngày càng nằm ngang ra, thầm nghĩ câu sấm xưa khéo là có thật…

2. Vua tế lễ ở Trốc vực. 

Nói đến dòng Kiến giang ai cũng biết Trốc vực, đây là nơi hội tụ của hai dòng nước Rào Nậy và Rào Con. Mùa lũ nhìn dòng chảy của 2 con sông nếu không có dãy núi Trốc vực chặn dòng chắc rằng nước sẻ phá đất chảy thẳng về hướng Đông chứ không về hướng Bắc như bây giờ. Vì bị chặn dòng nên mùa nước lũ hai con sông trút giận khoét núi làm nên vực thẳm, dân gian truyền vực này sâu không đáy và có nhiều chuyện mang tính tâm limh và li kỳ về địa danh này. Có chuyện rằng thời Vua Hàm Nghi dời đô để chồng thực dân Pháp xâm lược trên đường từ Huế ra Bắc có đi qua thượng nguồn sông Kiến Giang, quần thần có người tâu rằng đây là vùng địa linh, thế rồng uốn lượn, Trốc vực là miêng của Rồng, không hiểu còn ẩn chưa điều gì thiêng liêng nhà Vua cho tổ chức tế lễ, sai tướng sĩ thả xuống Trốc vực nhiều vàng bạc cùng một vị quan đi theo để cai quản. Lạ thay mấy tháng sau trận lũ người ta thấy xác vị quan nổi lên ở Bàu Sen chuyện thật giả sử sách không ai chép lại chỉ biết răng Trốc Vực là nơi thiêng về tâm linh, từ ngàn xưa người dân qua lại trên sông Kiến Giang đến địa diểm này đều cúng tế xin được bình an. Nếu ai đó có gan lăn xuống Trốc vực xem có đáy hay không ? may ra còn kiếm được vàng bạc của Vua ban ngày trước.

3. Lễ cầu mưa ở Hói Đợi 

Trên trang Kiến giang xanh có người hỏi rằng dòng Bình giang xưa đã có đoạn sông từ Mủi Viết về Phú thọ hay là do người xưa đào? Có lẽ câu hỏi này không ai trả lời chính xác được vì sử sách cách đây hơn 500 năm về trước không nói đến điều này. Trong bài viết “Lịch sử về sông Kiến Giang” đã nói rất hay và đầy đủ về dòng sông rồi. Chỉ chuyện đào hói Đợi tức hói Đại Phong là có thật. Vào thời Phong kiến (tương truyền thời nhà Mạc) có hai giả thuyết: đào hói để khơi thông dòng chảy giảm áp lực nước cho dân sống 2 bên sông mổi khi mùa lũ, tạo thuận lợi cho thuyền bè đi lại làm ăn. Lại truyền rằng đào hói để yểm long mạch vì thế đất sẽ phát đế vương. Hói Đợi làm ranh giới giữa 2 xã Phong Thủy và Lộc Thủy ra đời từ đó, những điều mang tính tâm linh về phong thủy học xét vè thực tế có thể ghi nhận những người xa quê lâu ngày khi trở lại dể nhận ra những thay đổi địa hình của quê hương. Người xưa khi đào con hói Đợi (chắc phải có chiếu chỉ của Vua) đã rất giỏi về thuật phong thủy. Thực tế con hói bây giờ đã đổi thay ít nhiều so với trước đây. Người xưa khi đào đã tạo ra Mũi Viết như mỏ con chim đại Bàng, có nghĩa không đào thẳng mà đào cong xuống phía đất làng Tuy Lộc; vừa đón nước trên nguồn đổ về khai thông dòng chảy tự nhiên, củng đồng thời đất tổng Đại Phúc xưa (nay là 2 xã Phong Thủy và Lộc Thủy) như con chim Đại Bàng luôn no nê sải cánh ngàn năm không mỏi. Những năm đầu của thế kỷ trước, phần đất uốn cong dòng hói đất Đại Phong (cận cầu) co một rẻo đất bồi rất đẹp, trên rẻo đất đó có một cái Miếu (không nhớ rõ tên), người xưa nói là Miếu thờ thần Lúa. Truyền răng Miếu này rất thiêng, mỗi lần cúng đình làng xong đều có lễ cúng miếu. Những năm trời hạn nặng ruộng đồng nứt nẻ, dân làng làm lễ tế thần, trai làng khơi dòng tát nước cận Miếu cầu mưa ắt hẳn trời sẻ cho mưa. Những dấu tích xưa nay không còn, dòng nước hói Đợi bây giờ … nói ra hơi bị buồn, con đường quê ngày nay đẹp hơn, nhà cửa càng to đẹp hơn nhiều. Mong rằng đừng để chim Đại Bàng uống phải nước ô nhiễm, làm chim đổ bệnh không cất cánh được.

Chủ bút: Hỗn Tạp Blog

Hỗn tạp blog, blog lưu giữ tất cả các bài viết hay trên mạng internet, từ tin tức công nghệ, cho đến sức khỏe, làm đẹp. Từ thủ thuật blogger cho đến Facebook

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét