NINH VIỄN THÀNH

Ngọc Tuân

                                                                Ánh chỉ có tính minh họa
Thành Ninh Viễn hay còn gọi là thành Nhà Ngo. Ninh viễn là tên chữ, còn Nhà Ngo là tên nôm, theo cách gọi của dân gian. Thành Ninh Viễn được đế chế Chiêm Thành xây dựng nên. Số là, từ năm 1069 trở về trước đất Lệ Thủy ta là Châu Địa Lý thuộc Chiêm Thành. Vua Chiêm đã cho xây thành để trấn giữ phên dậu phía bắc với Đại Việt.

Vị trí của thành được ghi trong “Ô châu cận lục” của Dương Văn An là: “Thành ở xã Uẩn Áo huyện Lệ Thủy. Sông Bình Giang (Kiến Giang) chảy phía trước, sông Ngô Giang (hói Quy Hậu) chẹn phía sau, Hai dòng đều Tây Bắc hợp làm một. Ba mặt có sông, một mặt giáp núi, chính là nơi hiểm yếu của nước nhà, phên dậu cuả Hoa thành vậy. Cửa Nam có tấm đá khắc ba chữ Ninh Viễn Thành”.

Xưa thành được xây bằng đất và đá, cao 5m, rộng 5m có chỗ 10m. Chu vi khoảng 5000m. Thành có bốn cữa Đông – Tây – Nam – Bắc. Mỗi cửa có điếm canh ở trên.

Những dấu tích của thành Ninh Viễn nay vẫn còn, như Bàn thề, Bàn giáo, nằm trên đất “Trưa Kênh” nối từ thành ra đến giáp hói Quy Hậu. Trường Tra, có tượng phật lồi bằng đá nay ở đất Đội 2. Đấu Trường nay ở đất Đội 6.

Từ năm 1945 phân lại địa giới, thành Ninh Viễn thuộc về làng Quy Hậu. Các cụ xưa nói rằng: Dân gian gọi thành Ninh Viễn là thành Nhà Ngo là vì, ở mỗi cửa thành và góc thành xưa có một chòi canh. Tiếng địa phương quê ta gọi là “chòi doi”, thổ ngữ cổ thì “ngó” và “doi” đồng nghĩa. Lâu dần “nhà ngó” gọi chệch ra thành “nhà ngo”.

Tương truyền, trong thành Nhà Ngo xưa có 3 cái giếng. Trong lần xuất bôn kháng Pháp của vua Hàm Nghi, nhà vua đã cho chôn xuống giếng này một số vàng.

Nếu bạn là người Quy Hậu thì nên tìm hiểu thêm về quê mình, còn nhiều chuyện hay lắm.

Chủ bút: Hỗn Tạp Blog

Hỗn tạp blog, blog lưu giữ tất cả các bài viết hay trên mạng internet, từ tin tức công nghệ, cho đến sức khỏe, làm đẹp. Từ thủ thuật blogger cho đến Facebook

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét